Chứng Khoán Phái Sinh là gì? Ngày Đáo Hạn Phái Sinh là gì?

bởi Đức Đạt
0 bình luận

Chứng khoán phái sinh là gì? Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Có gì đặc biệt tại ngày đáo hạn phái sinh ở thị trường chứng khoán Việt Nam?

Hiểu nhanh chóng và những lưu ý rất hữu ích đối với loại hình hợp đồng tương lai (HĐTL) này tại Việt Nam.

Chứng khoán phái sinh là gì - Ngày đáo hạn phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì – Ngày đáo hạn phái sinh

Ưu điểm của loại hình chứng khoán phái sinh này so với chứng khoán cơ sở (cổ phiếu) đó là nó có thể giao dịch ngay trong ngày. Một hình thức giao dịch nhanh chóng rất được ưa thích bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân/nhỏ lẻ.

Dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu nội dung ý nghĩa của từng khái niệm này nhé!

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là một loại hợp đồng tài chính (hợp đồng tương lai – HĐTL) có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ bản: như cổ phiếu, hàng hóa (vàng, dầu, thép,…), tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất, trái phiếu,…

Hợp đồng phái sinh không phải là sở hữu trực tiếp của tài sản cơ bản mà thay vào đó là một hợp đồng cam kết trao đổi giá trị tương lai của tài sản đó. Vì thế, trong nhiều tài liệu, sách dạy ta bắt gặp thuật ngữ Hợp Đồng Tương Lai là vì thế.

Các hợp đồng phái sinh thường được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh.

Ví Dụ: Ở thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm kiếm chúng với các tên gọi như:

  • VN30F1M: Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 trong 1 tháng.
  • VN30F2M: Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 trong 2 tháng.
  • VN301Q: Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 trong 1 quý.
  • VN302Q: Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 trong 2 quý.
  • VN30F2402: Là HĐTL chỉ số VN30, năm 2024, tháng 2.
  • VN30F2403: Là HĐTL chỉ số VN30, năm 2024, tháng 3.

Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Cần lưu ý gì?

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày cuối cùng mà người mua và người bán có thể thực hiện cam kết của mình trong hợp đồng phái sinh.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày thứ 5 của tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn.

Trong ngày này, các hợp đồng phái sinh có thể được giải tỏa thông qua việc thực hiện giao dịch vật lý của tài sản cơ bản hoặc thông qua sự thanh toán tiền tương đương giữa hai bên. Ngày đáo hạn thường được xác định trước đó và có thể là hàng tháng hoặc theo các chu kỳ khác nhau tùy thuộc vào loại hợp đồng và quy tắc của sàn giao dịch.

Số tiền thanh toán của hợp đồng đáo hạn phái sinh sẽ được kết toán vào ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn.

Trường hợp, ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ lễ thì nó sẽ được tính vào ngày giao dịch trước đó.

Lưu ý:

  • Ngày đáo hạn phái sinh, giá cổ phiếu thường tăng/giảm đột ngột biên độ lớn (Do các bên tay to làm giá). Bạn là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì không nên giao dịch vào cận ngày hoặc trong ngày đáo hạn phái sinh. Vì rất có thể sẽ phải chịu khoản lỗ 5-10% trong ngắn hạn (5 phiên).
  • Ngày đáo hạn phái sinh ở thị trường Việt Nam, thường là một phiên giảm điểm rất mạnh của chỉ số VNINDEX.

Bài liên quan