#12 Nguyên Tắc Quản Lý Tâm Lý Giao Dịch Chứng Khoán Dễ Dàng

bởi Đức Đạt
0 bình luận

Bộ 12 nguyên tắc quản lý tâm lý trong đầu tư, giao dịch cổ phiếu, trade vàng.. được đúc rút từ kinh nghiệm thực chiến. Cơ bản và dễ áp dụng.

Một sự thực rất phũ phàng mà khiến cho hầu hết nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán bị thua lỗ đó là họ không quản lý được tâm lý của bản thân, dẫn tới những quyết định mua-bán cổ phiếu sai lầm và gây ra các thiệt hại tài chỉnh của họ.

Tâm lý FOMO – Hay còn gọi là tâm lý sợ bị lỡ cơ hội là một căn bệnh trầm kha điển hình của dân giao dịch tài chính, đầu tư chứng khoán.

Vậy, làm sao để vượt qua được những cảm xúc rất con người này?

Câu trả lời đó là bạn phải có đầy đủ Kiến thức và Trải nghiệm để xác minh.

Haycafe.vn xin trân trọng giới thiệu với bạn, bộ 12 nguyên tắc rất cơ bản nhằm giúp bạn hạn chế được con ngựa tâm lý thoát cương của mình. Bạn hãy ghi nó xuống giấy và mỗi ngày chép lại liên tục nhiều lần cũng như phải thực tế vận dụng vào trong công việc đầu tư cổ phiếu của bản thân.

Nguyên tắc quản lý tâm lý giao dịch chứng khoán

Nguyên tắc quản lý tâm lý giao dịch chứng khoán

#12 NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN QUẢN LÝ ĐƯỢC TÂM LÝ GIAO DỊCH

Quản lý tâm lý khi giao dịch chứng khoán là một phần quan trọng để đảm bảo rằng quyết định giao dịch của bạn được đưa ra một cách tỉnh táo và hiệu quả. Dưới đây tôi xin chia sẻ 12 nguyên tắc giúp bạn duy trì tâm lý tích cực khi tham gia thị trường chứng khoán. Đây đều là những đúc kết kinh nghiệm thực tế thực chiến rất hữu ích.

1. Chỉ mua vào khi thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh và sau đó nắm giữ trung hạn (theo vĩ mô).

Không nóng vội, không dễ dàng xuống tiền mua cổ phiếu nếu thị trường chung chưa có một nhịp điều chỉnh mạnh.

Trường hợp khi đã mua cổ phiếu và có lãi rồi. Chúng ta cần phải cố gắng giữ nó lâu nhất có thể. Hạn chế bán ra trong ngắn hạn. Vì sau đó, bạn sẽ rất có thể rơi vào vòng lặp Mua-Bán-Cắt Lỗ liên tục.

2. Sau khi chốt lời (ngắn/trung/dài), tuyệt đối không mua đuổi, mua lại ngay.

Mua cổ phiếu và nắm giữ trong trung hạn. Tức là chúng ta giữ cổ phiếu đó trong từ 6-12 tháng mới bán. Khi đó, thường thì ta sẽ có khoản lợi nhuận từ 50%-100% thậm chí cao hơn nữa.

Tuyệt đối không mua lại ngay. Vì khi Bán cổ phiếu trong trung hạn, có nghĩa là lúc này thị trường đang có VĨ MÔ xấu. Ta cần một nhịp điều sập mạnh của thị trường (-15%) thì mới quay lại mua trở lại.

3.Tăng rướn (nêm hướng lên) => KHÔNG MUA VÀO (Canh bán) hoặc Chỉ đánh T+ (15%NAV).

Khi cổ phiếu tăng trong một nêm hướng lên => Tăng Rướn => Lực cầu yếu => Sắp sửa điều chỉnh.

Đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh, mà có mô hình nêm hướng lên, cổ phiếu tăng rướn, Volume cao mà giá không tăng mấy => VÙNG NGUY HIỂM => KHÔNG MUA VÀO.

4.Đánh ngắn (T+2,5; T+10)

Lướt sóng ngắn hạn thì ta chỉ mua tại hỗ trợ cứng (MA 20), MA50, MA200 khi giá tạo 1 đỉnh và rơi về lần đầu.

Hàng về mà lỗ trên 4% hoặc vỡ đáy là chuẩn bị tinh thần cắt lỗ.

Hạn chế cắt lỗ sâu khi giá rơi. Bạn hãy chờ cổ phiếu có nhịp hồi lại và thực hiện cắt lỗ tại vùng lỗ 3%-4%.

Thông thường cổ phiếu/thị trường rơi 3-4 phiên thì sẽ có 1-2 phiên hồi lại (volume thấp). Đây chính là thời điểm bán ra hàng ngắn hạn.

5. Đánh Trung Hạn: Mua theo hình Tháp. Bán ra khi Vĩ Mô xấu

Dưới đây là phương pháp Mua cổ phiếu đánh trung hạn theo mô hình tháp, với các vùn Đế được xây dựng chắc chắn. Giúp cho chúng ta có biên lợi nhuận an toàn để vững vàng tâm lý nắm giữ cổ phiếu cho trung hạn.

Đầu tư cổ phiếu trung hạn điểm mua theo mô hình tháp

Đầu tư cổ phiếu trung hạn điểm mua theo mô hình tháp – Theo LCTV team

6. Mua-Bán dựa trên cơ sở cụ thể

– Các chỉ báo PTKT (RSI quá bán phân kỳ âm, Dòng tiền MFI cắm xuống,Chỉ báo tâm lý PSY index cao chạm đỉnh thời gian dài. Tin vĩ mô xấu. Người nhà chủ tịch, số đông người trong công ty bán ra cổ phiếu số lượng lớn.

– Tuyệt đối KHÔNG NGHE HÔ HÀO. Đặc biệt, khi mà trên các diễn đàn, hội nhóm, chương trình VTV mà thấy mọi người bàn tán về việc thị trường sắp tăng mạnh, cơ hội cuối cùng cho nhà đầu tư… => THỊ TRƯỜNG SẮP SẬP.

7. Mua gia tăng khi giá lên. Không mua trung bình giá xuống.

8. Đi săn là phải kiên nhẫn

9. Mua bán sau 14h, tránh thứ 6 và phiên đáo hạn phái sinh.

Thường sau 14h chiều, hoặc ngày thứ 6, hoặc phiên đáo hạn phái sinh. Thị trường sẽ có những biến động rất bất thường và nguy hiểm. Chúng ta nên cảnh giác tại các khung thời gian trên.

10. Luôn hành động theo kế hoạch trước.

Đã BÁN là sẽ không mua, Đã MUA là sẽ không bán ngay.

Trường hợp thị trường và cổ phiếu không đi theo kế hoạch thì ta cần đợi trong phiên tiếp theo mới quyết định. KHông vội vàng.

11. Hoạt động thể dục thể thao để giảm căng thẳng

Ngoài ra, Để giúp bạn cân bằng hơn giữa cuộc sống và công việc, đặc biệt là một môi trường biến động cao và áp lực cực lớn như môi trường đầu tư kinh doanh chứng khoán, giao dịch hàng hóa như thế này. Bạn nên dành ra mỗi ngày tối thiểu từ 1-2 giờ đồng hồ để tập thể dục, chơi thể thao hoặc đi bộ. Đó là một cách rất hiệu quả để giải tỏa stress cho tâm lý.

12. Cây bút và trang giấy cùng không gian tĩnh.

Bên cạnh hoạt động vận động giúp giải tỏa căng thẳng. Một phương pháp vẹn toàn khác để bổ sung cho nó, đó là bạn cần có khoảng tĩnh lặng cùng với cây bút và trang giấy trắng.

Bạn hãy ghi lại tất cả những sai lầm của bản thân trước dó mắc phải. Hãy làm thường xuyên mỗi ngày/tuần. Bạn sẽ dần nhận thấy, bản thân bạn trở lên bình tĩnh, sáng suốt hơn trước những biến động hàng ngày của thị trường chung.

Nhận ra sai lầm và quan sát nó mỗi ngày chính là phương pháp rất tốt giúp bạn nâng cao trí tuệ của bản thân từ đó sẽ đạt được trạng thái an lạc

Có thể bạn thích:

LỜI KẾT

Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, bạn có thể xây dựng một cơ sở tâm lý vững chắc để đối mặt với thị trường chứng khoán đầy biến động và rủi ro cao.

Đừng quá tự phụ vào việc bản thân có thể gồng lỗ bất chấp. Hãy học hỏi liên tục và MUA-BÁN theo đúng VÙNG GIÁ, đúng THỜI ĐIỂM.

Hãy ghi nhớ: “THỜI ĐIỂM mới là yếu tố quan trọng nhất đem đến thành công trong đầu tư chứng khoán”

Bài liên quan