Vãn cảnh và Vãng cảnh đều là từ đúng và có ý nghĩa hoàn chỉnh khác nhau. Nhưng tùy theo ngữ cảnh giao tiếp mà ta chỉ dùng một trong hai từ.
Hiện tượng dùng sai từ, viết sai chính tả khi dùng tiếng Việt rất phổ biến. Thậm chí mắc rất nhiều ở các bạn học sinh sinh viên ở Việt Nam. Còn trong giao tiếp hằng ngày người Việt chúng ta rất ít chú ý đến cách phát âm của các từ cùng âm. Tình trạng này rất phố biến, tuy nhiên trong viết lách chúng ta nên dùng đúng chuẩn chính tả của tiếng Việt là một cách tôn trọng tiếng Việt và thể hiện được sự chuyên nghiệp của chúng ta.
Cho dù chúng ta làm công việc nào ở vị trí nào cũng nên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta một cách chính xác. Bài viết này sẽ phục vụ một phần nhỏ trong vốn từ vựng của bạn đấy. Bạn có biết từ “vãn cảnh” và từ “vãng cảnh” từ nào là đúng nghĩa và sử dụng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
I. Vãn cảnh và Vãng cảnh, từ nào đúng?
Có phải bạn đang suy nghĩ, vãn cảnh và vãng cảnh, một trong hai từ là từ sai lỗi chính tả.
Vãn cảnh và Vãng cảnh đều là từ đúng, nhưng chúng mang hai ý nghĩa khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh muốn miêu tả mà ta dùng từ “Vãn cảnh” hay “Vãng cảnh”.
Như vậy, lỗi sai thường gặp ở đây là việc bạn có thể sẽ sử dụng nhầm lẫn 2 từ này trong ngữ cảnh giao tiếp. Hãy đọc tiếp và biết được ý nghĩa cụ thể của từng từ là gì để bạn có thể dùng đúng trong ngữ cảnh giao tiếp nhé!
1. Vãn cảnh là gì ?
Vãn cảnh có nghĩa là cảnh chiều tà, mở rộng trong văn thơ có nghĩa ẩn dụ chỉ cảnh về già, tuổi xế chiều. Từ này mang một chút buồn, một chút thương nhớ, tiếc nuối.
- Vãn: Từ vãn có gốc Hán tự, có nghĩa là “ buổi chiều” “tế tà”
- Cảnh: ý nói đến cảnh vật.
2. Vãng cảnh là gì?
Vãng cảnh có nghĩa là đi đến nơi nào đó để nhìn ngắm cảnh vật.
- Vãng: có gốc Hán mang nghĩa là đi tới, đi đến. Nét nghĩa của từ “vãng” còn là thăm viếng nơi nào đó. Dùng từ này khi câu mang một nét cổ xưa của quá khứ.
- Cảnh: ở đây cùng một nghĩa là nói đến cảnh vật.
Ví dụ: Khách vãng lai
→ từ “vãng” ở đây ở đây có nghĩa là qua lại, tới lui không thường xuyên.
Ví dụ: Tôi đi vãng cảnh hồ Hoàn Kiếm.
→ Câu này có nghĩa là tôi đi ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm.
II. Nguyên nhân phổ biến gây nhầm lẫn Vãn cảnh và Vãng cảnh.
Thứ nhất, trong văn nói người ta rất ít dùng từ này. Đa số là với những tâm hồn văn học muốn truyền đạt một cách ẩn dụ nên dùng từ này sẽ làm lời văn của họ bay bỏng, tha thiết hơn.
Thứ hai, trong giao tiếp hằng ngày chúng ta không chú ý phát âm giữa hai từ từ đó gây hiểu lẫm. Nên đa phần ta rất ít khi sử dụng nó mà ta sẽ sử dụng trực tiếp nghĩa của nó.
III. Ví dụ giúp dễ phân biệt “VÃN CẢNH” và “VÃNG CẢNH”
Để tránh nhầm lẫn giữa “vãn” và “vãng” thì ở đây có một số ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Ngày mai tôi sẽ đi vãng cảnh núi bà Đen và chùa suối Đổ.
→ Ý nói đi viếng thăm phong cảnh núi bà Đen và cảnh đẹp ở chùa Suối Đổ. Nét nghĩa mường tượng đến thưởng ngoạn phong cảnh, nghe có chút hữu tình, phong lưu
Ví dụ: Tác phẩm “Vãn Cảnh” bài thơ cuối tập “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh về sau được dịch ra là “ Cảnh chiều hôm”
→ Cả bài thơ giống như bức tranh buổi xế tà, thể hiện sự tiếc nuối của Bác cảm nhận về một quá trình dài thắm thoát thời gian trôi, cái gì cũng chuyển dời, hết nở rồi tàn.
V. Lời kết
Trong văn học ta dùng từ “vãng cảnh” nhiều hơn ý chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc. Tuy nhiên từ “vãn cảnh” không sai mà nó có ý nghĩa khác là cảnh chiều tà, hay dùng ẩn dụ để nói đến tuổi già trong văn viết. Vì thế nên ta tùy vào ngữ nghĩa mà sử dụng cho phù hợp với mục đích. Tiếng Việt phong phú ta nên tự hào vào biết sử dụng đúng chuẩn mực để trở nên chuyên nghiệp trong lời nói và viết văn.
Qua bài viết này các bạn đã hiểu “ vãn cảnh” và “vãng cảnh” có nghĩa như thế nào và dùng như thế rồi đó. Hãy tìm hiểu thêm tại Haycafe.VN để vốn từ ngừ thêm đa dạng, nâng cao sự hiểu biết của bản thân nhé.