Đường Xá hay Đường Sá mới đúng chính tả Tiếng Việt?

bởi Minh Hoài
0 bình luận

Đường Xá hay Đường Sá là từ đúng chính tả Tiếng Việt? Bài viết không chỉ giúp bạn phân biệt chúng mà còn chỉ ra cách tránh các lỗi chính tả.

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ Tiếng Việt vốn rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, sự phong phú ấy đã đem đến cho chúng ta không ít khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng từ sai lỗi chính tả là không hiếm gặp ở mỗi chúng ta. Bạn có chắc rằng bản thân đã và đang sử dụng từ ngữ luôn đúng chính tả chứ. Hãy thử làm một ví dụ nhé! “Đường sá” và “Đường xá” đâu là từ đúng lỗi chính tả?

Đường Xá hay Đường Sá đúng chính tả

Bạn đã biết từ nào đúng chính tả là từ nào sai chính tả chưa nào? Để chắc chắn hơn thì mình cũng nhau đi vào bài viết này nào. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được hai từ trên và cho biết từ nào là từ đúng. Từ đó chúng ta có thể rút kinh nghiệm và sử dụng từ đúng chính tả hơn nhé!

I. Đường sá hay Đường xá. Đâu là từ đúng chính tả?

Khi đọc hai từ này lên thì chắc hẳn chúng ta sẽ khó lòng phân biệt đúng không. Vì thoạt nghe hai từ này khá là giống nhau. Tuy nhiên chỉ có một từ đúng chính tả:

Đáp án từ đúng chính tả là: Đường Sá.

1. Đường sá là gì?

Đường sá (danh từ) chỉ lối đi, đường đi nói chung, để lưu thông qua lại.

Từ đường và từ sá có nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ở trường hợp này:

  • Đường (danh từ): chỉ lối đi được tạo ra để đi lại, lưu thông từ nơi này đến nơi khác.
  • (danh từ): chỉ phần đất được tạo thành một đường dài, đã được cày lên và bừa cho nhỏ, gây khó khăn khi đi lại.

Ví dụ: Đường sá xa xôi, đi lại khó khăn nên tôi ít ghé thăm nhà thím Ba chơi.

→ Câu này ý chỉ đường đi đến nhà thím Ba rất xa nên khó để ghé thăm thường xuyên.

2. Đường xá là gì?

Đường xá là một từ không có nghĩa trong tiếng việt hay nói cách khác là một từ SAI chính tả.

Mình sẽ phân tách từ này ra để xem vì sao nó là một từ sai.

  • Đường (danh từ): chỉ lối đi được tạo ra để đi lại, lưu thông từ nơi này đến nơi khác.
  • (động từ): chỉ sự tha thứ, tha cho, miễn cho hay không bắt phải chịu.

Đường xá là từ SAI chính tả

Như vậy nghĩa của hai từ này là khác nhau, không liên quan đến nhau nên khi ghép lại thì nó không có nghĩa.

II. Nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa “Đường sá” và “Đường xá”

– Nguyên nhân lớn nhất chắc chắn đến từ việc hai từ “Sá” và “Xá” khi đọc lên khá giống nhau. Bởi ở nhiều vùng miền tại nước ta, người dân địa phương hay có thói quen phát âm đánh đồng giữa “X” và “S” là như nhau. Bởi vậy, những ai mắc lỗi chính tả này, thường sai khi khó phân biệt đâu là “s” và đâu là “x”.

Vậy thì để khắc phục lỗi chính tả trên, bạn cần học cách phát âm chuẩn giữa những từ có âm tiết phát ra giống nhau như “X” và “S”. Từ đó, bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau của “Sá” và “Xá”. Sau này sẽ không còn mắc lỗi chính tả kiểu như vậy nữa!

– Nguyên nhân thứ hai là do chúng ta không hiểu rõ nghĩa của từng từ. Từ đó dẫn đến chúng ta hiểu sai nghĩa của từ và sử dụng từ không chính xác.

– Mình cũng đã từng có thói quen “Không tra cứu lại từ đúng” khi mà bản thân đang phân vân đúng sai giữa những từ kiểu này. Và mình nghĩ là nhiều người cũng giống mình, không bỏ thời gian ra để tra cứu cẩn thận, nên lần sau, chúng ta khi gặp lại những từ kiểu như vậy, chúng ta sẽ lại vẫn vô tư dùng từ sai.

Các khắc phục nguyên nhân này khá đơn giản rồi. Trong trường hợp đang băn khoăn xem mình dùng một từ có đúng không. Bạn chỉ cần dừng lại và tra cứu ngữ nghĩa cùng cách dùng đúng của chúng và dần dà sẽ hình thành thói quen tốt giúp bản thân không còn bị sai phạm nữa!

III. Một số ví dụ để phân biệt được “Đường sá” và “Đường xá”

Để tránh bị nhầm lẫn hai từ này trong giao tiếp, chúng ta hãy ghi nhớ nghĩa của từ “sá” và “xá”. 

Bây giờ, chúng ta sẽ xem qua một số ví dụ cụ thể về “” và từ “” để phân biệt được rõ hơn.

Ví dụ 1: Do dịch Covid-19 nên đường sá vô cùng vắng vẻ, hiu hắt.

→ Câu này chỉ ngoài đường vắng bóng người, vắng vẻ

Ví dụ 2: Tết đến, xuân về nên đường sá tấp nập người đi mua sắm tết.

→ Câu này có nghĩa là đường đông đúc người đi mua sắm để chuẩn bị đón tết.

Ví dụ 3: Con tôi còn nhỏ dại, xin quan cho!

→ Câu này ý chỉ, đứa con nhỏ dại phạm lỗi, người mẹ xin quan miễn tội, tha tội cho người con.

IV. Kết luận

Qua bài viết này chúng ta đã chắc chắn được rằng từ “đường sá” là từ đúng chính tả. Bên cạnh đó, bài viết còn cho chúng ta thấy cách phân biệt để tìm ra từ nào là từ đúng.

Hy vọng qua đây có thể giúp các bạn tránh được một số lỗi sai khi dùng từ. Và mình mong bài viết này sẽ giúp các bạn tăng thêm vốn từ ngữ cho bản thân. Để cập nhật thêm nhiều từ ngữ hay thì đừng quên theo dõi Haycafe.Vn nhé.

Bài liên quan

Để lại một bình luận