Hàm Xúc và Hàm Súc, đâu là từ đúng chính tả?

bởi Minh Hoài
0 bình luận

Đâu là từ đúng giữa Hàm Xúc và Hàm Súc? Có thể bạn chọn Hàm Xúc, Song từ đúng lại là Hàm Súc. Tìm hiểu nguyên nhân gây nhầm lẫn trong bài này.

Có bao giờ trong một cuộc trò chuyện hay trong lúc soạn thảo văn bản, bạn phải dừng lại khá lâu để ngẫm nghĩ giữa Hàm súcHàm xúc, đâu mới là cách viết đúng hay không? Đây không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà còn là thắc mắc chung của rất nhiều người Việt bản địa. Vậy đâu mới là lựa chọn chính xác?

I. Giữa Hàm súc và Hàm xúc, đâu là từ đúng chính tả?

Chỉ mới nhìn qua hình thức thì thật khó để biết chắc được, từ nào đúng chính tả và có ý nghĩa phải không?

Đáp án: Hàm súc là từ đúng chính tả Tiếng Việt.

Tôi đoán rằng bạn sẽ chọn từ Hàm xúc. Và rất nhiều người có lẽ cũng có lựa chọn giống như bạn. Nhưng thật tiếc, từ đúng cả về hình thức lẫn ý nghĩa chính là từ Hàm súc. Nó là một tính từ, được định nghĩa rõ ràng trong từ điển Tiếng Việt chúng ta.

1. Hàm súc là gì?

Hàm súc là tính từ mang nghĩa là những điều ngắn gọn, cô đọng nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Phân tích ra ta thấy, Hàm súc là một từ được ghép bởi 2 từ Hán Việt “hàm” và “súc”.

  • Hàm có nghĩa là chứa đựng cái toàn thể, rộng lớn.
  • Súc cũng có nghĩa là là chứa đầy, cất chứa thứ gì đó.

Ví dụ 1: Bài văn của cô bé đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi văn cấp Tỉnh rất hàm súc.

→ Câu này có nghĩa là: Bài văn đạt được giải nhất kì thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh của cô bé vừa cô đọng vừa chứa đựng ý nghĩa sâu sắc.

Ví dụ 2: Tập thơ hàm súc này được tác giả trau chuốt rất kỹ lưỡng trước khi phát hành.

→ Câu này có nghĩa là: Tập thơ ngắn gọn, ý nghĩa này được tác giả chỉnh sửa rất kỹ càng trước khi nó được xuất bản.

2. Hàm xúc là gì?

Hàm xúc là từ không đúng chính tả và không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt.

  • Hàm có nghĩa là chứa đựng cái toàn thể, rộng lớn.
  • Xúc (động từ) là hành động dùng vật dụng để di chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác. Chẳng hạn như đào đất, xới cơm,…

Khi ghép hai từ “hàm” và “xúc” lại với nhau, ta được một từ hoàn toàn không có nghĩa.

II. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hàm súc và hàm xúc?

– Rất nhiều người nói với tôi rằng, họ gặp khó khăn và dễ nhầm lẫn trong việc phát âm chữ “s” và “x”. Điều này khiến họ không phân biệt được đâu là từ đúng chính tả giữa hàm súchàm xúc. Đây có thể kể đến là một trong những nguyên nhân gây lỗi chính tả thường gặp nhất tại cộng đồng chúng ta.

– Một nguyên nhân trọng yếu khác đó là, trong giao tiếp hằng ngày, mọi người đã quen thuộc với việc phát âm thoải mái. Chúng ta thường không uốn lưỡi để đọc chính xác từng chữ hoặc từ. Lâu ngày sẽ tạo thành thói quen dễ dẫn đến sai chính tả kể cả trong văn nói lẫn văn viết.

– Cuối cùng, việc không hiểu đúng và đủ nghĩa của từng từ cũng gây khó khăn không kém trong cách phân biệt đâu là từ đúng đâu là từ sai.

III. Một số trường hợp cụ thể giúp bạn tránh sai sót về lỗi chính tả giữa hàm súc và hàm xúc.

Để có thể dễ dàng phân biệt giữa hàm xúc và hàm súc thì việc hiểu sâu nghĩa của từ “xúc” và “súc” là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tôi xem qua một vài ví dụ cụ thể.

+ Những từ đi đôi với “súc” gồm: súc tích, cục súc, súc sinh, súc vật, súc sắc…

Ví dụ: Anh ấy đã có một bài diễn thuyết rất ngắn gọn nhưng vô cùng súc tích.

+ Những từ thường được ghép với “xúc”: xúc đất, xúc cơm, cảm xúc, xúc giác, tiếp xúc,…

Ví dụ: Công việc trước mỗi bữa ăn của tôi đó là xúc bốn bát cơm cho ông bà và ba mẹ.

IV. Kết luận.

Bài viết này đã đi sâu vào cái nhìn chính xác hơn trong việc phân tích đâu là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa. Ngoài ra, bạn còn có thêm mẹo nhỏ giúp tránh mắc sai lầm giữa hàm súc (từ đúng) và hàm xúc (từ sai).

Những gì cần ghi nhớ đối với chúng ta thực sự đơn giản phải không bạn? Không chỉ nạp thêm kiến thức cho bản thân, bạn hãy chia sẻ điều bổ ích này cho mọi người xung quanh để cả bạn. Và họ đều trở nên lịch sự hơn trong mọi cuộc trò chuyện nhé.

Cuối cùng, để có thêm nhiều bài viết hay hơn nữa, bạn hãy thường xuyên truy cập tại Haycafe.Vn. Mỗi ngày sẽ luôn có những bài viết hay phục vụ bạn đọc. Chúc bạn thành công!

Bài liên quan

Để lại một bình luận